Ý NGHĨA CỦA TIẾNG TRỐNG CHÙA

28/03/2019   |   2029

Trống chùa là những nhạc cụ phổ biến và không thể thiếu trong các nghi lễ Phật giáo theo đó là chuông chùa và mõ chùa, tại mỗi chùa trước khi cử hành nghi lễ và sau khi chấm dứt buổi lễ. Vậy ý nghĩa của nó như thế nào ???

Lịch sử của Trống chùa xuất hiện từ văn hóa cổ đại trong nghi lễ trong nhà Phật, từ xưa cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào ghi lại một cách đầy đủ. Nhưng người ta dựa theo những chi tiết còn khắc ghi lại trên các tranh ảnh điêu khắc vào thời kỳ đầu tiên của Phật giáo, tại Ấn Độ và các quốc gia có nền văn hóa Phật học như : Tích Lan, Miến Ðiện, Tây Tạng, Thái lan, Lào, Cam pu chia, Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên… để tiếp tục chế tạo ra những loại Chuông, Trống, Mõ, mới để thích nghi theo nhu cầu của thời đại.

Trống chùa là những nhạc cụ phổ biến và không thể thiếu trong các nghi lễ Phật giáo theo đó là chuông chùa và mõ chùa, tại mỗi chùa trước khi cử hành nghi lễ và sau khi chấm dứt buổi lễ. Chuông, Trống, Mõ là những âm thanh mang năng lượng sáng tạo, để trợ giúp người con Phật biểu hiện lòng thành tán tụng, tôn kính Đức Phật một cách trang nghiêm.

Mục đích chính của tiếng trống chùa là giữ trường canh cho tất cả mọi người tụng kinh trong các buổi lễ, theo điệu nhịp nhàng, thanh thoát, để phát tâm thành kính với Tam Bảo và cùng nhau sống theo lời dạy của Ðức Phật, mà tinh tấn trên con đường giải thoát và giác ngộ.

Ý NGHĨA CỦA TIẾNG TRỐNG CHÙA

Trong những lúc bắt đầu hành lễ, người ta thường thỉnh chuông, đánh trống, hay gõ mõ. Đây là việc làm mang ngầm ý thỉnh cầu Đức Phật chứng minh và đồng thời nó cũng là điều nhắc nhở cho tất cả mọi người đang hiện diện cùng nhau trở về với Chánh niệm, nơi chánh điện.

Đánh chuông, trống, hay gõ mõ cũng là một pháp tu Chánh niệm. Bởi vì người có chánh niệm khi họ đánh chuông trống, hay gõ mõ, thì những âm thanh giao động ngân vang, đều đặn, thư thả, phát ra dể đánh thức và chuyển hoá năng lực thính âm của những người xung quanh chuyên chú vào lời kinh pháp. Mặc dù chỉ là hình thức, nhưng hiểu được ý nghĩa và nội dung về việc sử dụng là đạt được thành qủa toàn vẹn trong việc thực hành muốn làm của chính mình.

Trong trường hợp không có chuông, trống, mõ, người con Phật có thể tụng niệm bình thường, không có gì phải lo sợ trong việc tu tập của mình bị mất đi ý nghĩa. Có nhiều cách có thể giúp mình trở về với Chánh niệm, chứ không phải nhờ có chuông, trống, mõ, mà mình mới thể hiện được việc này.
Quan niệm đơn giản dể hiểu chuông, trống, mõ chỉ là vật dùng để phụ trợ cho con người dể dàng trở về với chánh niệm, trong lúc tụng kinh hay hành thiền. Sống trong cảnh đời bất toàn, nên phải học cái tương đối và chấp nhận nó, không nên bày vẽ theo nhu cầu của nghi thức, rồi sẽ bị mắc kẹt vào đó, khi không có những phương tiện để thực hiện theo những nhu cầu đặt ra. Cũng như, tùy theo sức khỏe của mình mỗi ngày, có khi mình có khả năng tụng niệm, lớn tiếng hay nhỏ tiếng và có khi mình niệm thầm trong miệng. Tất cả đều do mình chủ động theo khả năng của bản thân và ngoại cảnh cho phép.

Đức Phật không có khen thưởng hay trừng phạt bất cứ ai. Ngài chỉ là người thầy chỉ đường cho những ai thích tìm đạt đến sự hoàn toàn giác ngộ giống như Ngài, mà tự tu tập theo phương pháp của Ngài đã chứng nghiệm.

Chuông, trống, mõ, mỗi thứ đều mang một ý nghĩa đặc biệt và những pháp thức riêng, khi dùng trong các nghi lễ Phật. Do đó tại sao chuông, trống, mõ có nhiều hình thức và những hình dạng khác nhau.

Theo truyền thuyết xưa cho thấy, trong các nghi lễ, Chuông, Trống, Mõ, là biểu trưng kết hợp giữalòng từ bi của Đức Phật được hình dung qua những lòng thành tâm tán tụng bằng tất cả cuộc sống của chính người cầu nguyện và những âm thanh hòa hợp của Chuông, Trống, Mõ, là sự cảnh tỉnh cho mọi người thức tỉnh cái bản tâm sẵn có của mình, mà nên tu hành ngay bây giờ, theo Trí tuệ của Bậc Giác Ngộ hoàn toàn.

Chuông trống là một trong các loại pháp khí của Phật giáo. Sở dĩ gọi là Bát-nhã (phiên âm của chữ “prajnaa” (S) có nghĩa là “trí tuệ”) vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. Chuông Trống Bát-nhã là danh từ chung để chỉ cho đại hồng chung (chuông rất lớn) và trống lớn, thường được đặt hai bên trái phải của chánh điện, theo cách “tả chung hữu cổ” nghĩa là bên trái đặt chuông, bên phải đặt trống. Nhiều chùa còn xây tháp an trí chuông và trống, nên nơi đặt chuông trống là “lầu chuông trống”.

***************************

Cơ sở sản xuất trống lễ hội - NAM SƠN TRỐNG ĐỌI chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm Trống các loại.

Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 0904 692846